Không thành kế – Tư mã ý
Nếu ai đã từng đọc qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung ắt hẳn đều không thể quên được “không thành kế” vô cùng nổi tiếng của Gia Cát Lượng.
Có lẽ ai cũng biết rằng Tam Quốc diễn nghĩa là một tác phẩm có tư tưởng định hướng người đọc yêu mến nước Thục, yêu mến ba anh em Lưu Quan Trương và đề cao Gia Cát Lượng.
Khi tôi còn nhỏ có xem qua bộ phim Tam Quốc diễn nghĩa, mỗi khi xem thấy Lưu Bị thua trận là tôi lại buồn đến phát khóc, còn mỗi lần nhìn thấy Tào Tháo thua trận lòng tôi cảm thấy vui mừng như vừa được tái sinh, lại có lúc thấy Tào Tháo bị ám sát không thành tôi than trách ông trời sao không có mắt nỡ để kẻ tà ác được sống ung dung.
Những năm sau này khi đã trưởng thành, tôi học được cách nhìn nhận vấn đề đa chiều và khách quan thì tôi đã có cái nhìn khác hơn về bộ tiểu thuyết này cũng như góc nhìn về lịch sử. Tư Mã Ý
Trong bài viết này tôi xin bày tỏ một chút quan điểm của tôi về việc lý do Tư Mã Ý lui binh khi nhìn thấy Gia Cát Lượng ngồi gảy đàn trên thành trống.
Xin được lược qua một chút về nội dung truyện, bối cảnh lúc bấy giờ.
Vừa dứt lời có tin báo:
– Nhai Đình và Liệt Liễu Thành đều bị mất rồi. Không Minh than:
– Lỗi tại ta! Nói xong gọi Quan Hưng và Trương bảo lại dặn:
– Hai tướng hãy dẫn quân theo đường nhỏ núi Võ Công mà đi, khiến ba quân la ó vang trời. Nếu gặp binh Ngụy chớ có đánh. Làm cho nó chạy thôi chờ ta lui binh rồi hãy kéo về Dương Bình Quan .
Sau đó Khổng Minh sai Trương Dực lo việc sửa sang đường sá mở cho rộng, khiến đại quân sắm sửa hành trang chờ lệnh, khiến Mã Đại và Khương Duy đoạn hậu, binh lui hết rồi mới thâu quân, sai người tâm phúc báo cho quan lại, dân quân ở quân Thiên Thủy, Nam An và An Định phải rút về Hán Trung, khiến người đến Ký Huyện rước mẹ của Khương Duy về. Tư Mã Ý
Khi Khổng Minh đến Tây Thành thì bỗng có tin báo Tư Mã Ý kéo mười lăm vạn quân ào ào tới. Khổng Minh bèn sai ba ngàn quân chở hết lương ra khỏi thành, chỉ để lại hai ngàn và một số văn quan. Lại có tin báo:
– Tư Mã Ý dẫn mười lăm vạn kéo đến Tây Thành như gió. Các quan ai nấy đều lo sợ.
Khổng Minh bèn lên thành quan sát thì thấy binh Ngụy đông như ong, bèn ra lệnh cho quân sĩ phải dẹp hết cờ xí, im lặng tuyệt đối.
Lại truyền mở hết bốn cửa thành, mỗi cửa để vài người giả làm dân và dặn hễ địch tới thì cứ tự nhiên lo quét đường. Sau đó, Khổng Minh mặc áo trắng, dắt vài tên tiểu đồng lên lầu gảy đàn vui chơi.
Đạo tiền binh của Tư Mã Ý tới nơi thấy quang cảnh như vậy thì không dám tiến nữa, bèn về thông báo cho Tư Mã Ý.
Ý không tin bèn giục ngựa bay tới trước, đứng xa mà ngó, thấy Khổng Minh ngồi trên lầu gảy đàn, nét mặt vui tươi, bên tả một tiểu đồng tay cầm bảo kiếm, bên hữu một đứa cầm cây phất trần, còn trong thành chỉ có vài người quét dọn.
Ý thấy vậy nghi lắm, bèn khiến hậu quân làm tiền quân rút lui hết theo đường núi Bắc Sơn.
Tư Mã Chiêu hỏi:
– Sao cha lại nghi như vậy? Chắc là y ít quân nên làm ra vậy chăng?
Ý đáp:
– Xưa nay Khổng Minh dụng binh rất cẩn thận, không hề cầu may. Nhỡ ta tấn binh mà sa vào kế của y thì nguy, tốt hơn hết là rút.
Khổng Minh thấy binh Ngụy rút hết thì vỗ tay cười:
– Ý sợ ta gảy đàn không dám vào.
Các quan ngạc nhiên hỏi:
Binh mã của Ngụy rất đông cớ sao lại bỏ chạy?
Minh đáp:
– Ý biết ta là người cẩn trọng, thấy ta làm như vậy, nó nghi là ta phục binh nên lui.
Khổng Minh nói tiếp:
– Binh ta có hai ngàn, lại không có tướng, nếu bỏ thành mà chạy ắt bị bắt trọn.
Nói rồi vỗ tay cười mà rằng:
– Nếu ta là Ý, tất chẳng chịu lui binh.
Bèn truyền bá tánh phải theo quân sĩ mà vào Hán Trung. >
Đọc qua đoạn truyện này bạn có cảm thấy năng lực điều binh khiển tướng của Gia Cát Lượng có quá kém cỏi không khi đại quân của Tư Mã Ý đã tiến sát tới thành rồi mới phát giác?
Một thiếu sót nữa của Gia Cát Lượng đó là điều hết chiến tướng đi mà chỉ để lại toàn quan văn trong thành, lúc gặp quân địch bao vây cực chẳng đã phải chơi một canh bạc đầy nguy hiểm đó là giả bộ ngồi trên thành gảy đàn.
Tư Mã Ý tuy đa nghi nhưng không phải là ngu dốt.
Ông ta hoàn toàn có thể cử một toán kỵ binh xông thẳng vào thành bắt Gia Cát Lượng, kỵ binh vốn chạy rất nhanh không hề mất bao lâu có thể vào trong thành rồi, nếu có bị phục binh cũng chẳng thiệt hại tới đại quân.
Hoặc giả ông cho người phóng tiễn lên thành thì Gia Cát Lượng có mưu tính như thần thì cũng lập tức quy tiên chứ đừng nói có thể ung dung gảy đàn. Hoặc giả phóng hỏa đốt thành, cháy nhà ra mặt chuột, thành mà bị đốt thì Khổng Minh chạy đâu cho thoát.
Vậy tại sao Tư Mã Ý rút lui? Lúc nhìn thấy Gia Cát Lượng ngồi trên thành gảy đàn Tư Mã Ý hẳn là đã biết kẻ đối diện kia đã lâm vào đường cùng. Có lẽ Ý không xác định Lượng là đối thủ của mình.
Người Hán có câu “Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng; địch quốc phá, mưu thần vong” có nghĩa là thỏ chết thì chó săn bị mổ, chim hết thì cung tên xếp kho, nước địch bị phá thì mưu thần cũng chết.
Gia Cát Lượng là đối thủ của Tào Tháo, nếu Ý giết Lượng rồi phải chăng cũng chính là tự vạch cho mình một con đường chết, chi bằng để cho Lượng sống thì Ý cũng sẽ mãi được Tào Tháo trọng dụng, sự nghiệp cũng như mạng sống của Ý và gia đình vẫn có thể được đảm bảo lâu dài.
Vì nghĩ đến lợi ích lâu dài của bản thân và gia tộc, Tư Mã Ý quyết định lui binh cho Gia Cát Lượng một con đường sống, chỉ giả vờ truy đuổi cho Tào Tháo khỏi nghi ngờ.
Sự thật đã chứng minh quyết định tha cho Gia Cát Lượng là một quyết định vô cùng sáng suốt của Tư Mã Ý. Sau này chính cháu của ông lại là người cầm binh thống nhất giang sơn giành ngôi báu cho họ Tư Mã và lập ra triều Tấn.
Xem thêm:
Pháp môn Tịnh Độ ngàn kinh cùng xiển dương, vạn luận đều tuyên nói
Sơ lược về hòa thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ Chín Của Quy Ngưỡng Tông)