Nền giáo dục yên lặng của nước Đức
Đến nước Đức bạn căn bản sẽ không nhìn thấy những quảng cáo lớp học bổ trợ cùng với các công ty giáo dục trên trời dưới đất, nhưng trình độ giáo dục của nước Đức lại xếp hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là ngành giáo dục và tố chất giáo dục của Đức lại càng nổi danh trên toàn cầu.
Nơi đây có một điều luật làm tôi cảm thấy rất kỳ lạ: “Pháp luật cơ bản” của Đức điều số 7 khoản 6 có quy định rõ cấm thiết lập các trường học dạy học sớm. Có nghĩa là lúc trước khi trẻ em đến tuổi học tiểu học, bất kì ai cũng không được phép tiến hành việc dạy học trẻ em trước khi bước vào giáo dục chính thức.
Vậy thì những đứa trẻ trước tiểu học đi mẫu giáo học gì đây? Căn cứ vào tổng kết của chuyên gia nghiên cứu chính sách kinh tế nước Đức, ông Dương Bội Xương cho biết, đại khái có 3 điều sau: thứ nhất là họckiến thức căn bản về xã hội ví dụ như không cho phép bạo lực, không nói to tiếng v.v; thứ hai là học năng lực bắt tay vào làm việc của trẻ nhỏ, làm cho chúng ngay từ nhỏ biết chủ động làm những việc cụ thể; điều thứ ba là bồi dưỡng cho trẻ nhỏ chỉ số EQ (Emotional Quotient, chỉ số cảm xúc – Một tính trạng số lượng được dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người), đặc biệt là năng lực lãnh đạo.
Học sinh tiểu học ở Đức không phải học tập các môn học quá nặng nề, các em chỉ học nửa ngày, sáng đi học, chiều chủ yếu là học căn cứ theo sở thích của bản thân, không có tính cưỡng chế, có thể học đàn piano, hội họa, thủ công và thể dục v.v cùng các môn học tu dưỡng tố chất khác. Quan điểm phổ biến của giới giáo dục nước Đức là: nếu như truyền dạy các kiến thức bắt buộc quá sớm, trẻ nhỏ sẽ không thành thục trong mọi phương diện, không có khả năng suy nghĩ phân biệt, cuối cùng trở thành một cái máy vác sách và đọc sách.
Nước Đức có khoảng 88 triệu dân (trong đó có đến 6 triệu dân là người ngoại quốc thường trú), lại có hơn 300 trường đại học công lập. Bất kì ai ở Đức cũng có thể học đại học, bởi vì nước Đức không tổ chức thi đại học, chỉ có chế độ làm đơn xin phép và giới thiệu (thầy cô giáo giới thiệu học sinh), giấy xin phép được thông qua là có thể được học đại học; mà đại học ở nước Đức cũng không cần phải nộp học phí, điều phúc lợi này cũng được dành cho du học sinh nước ngoài. Tại Đức, thầy cô cùng với phụ huynh đều không chú trọng vào việc chọn các trường đại học danh tiếng.
Giai đoạn năm học lớp 9 cho đến cấp 3, trường học, phụ huynh cùng học sinh đều dựa vào năng lực của học sinh mà quyết định cho bước tiến giáo dục tiếp theo, như vậy sẽ có một bộ phận học sinh gia nhập vào các trường bồi dưỡng công nhân kĩ thuật và học viện ngành nghề kĩ thuật để học tập. Ở đây có một điểm vô cùng trọng yếu đó là sự đãi ngộ của học sinh tốt nghiệp từ các trường kĩ thuật cũng không hề thấp hơn sự đãi ngộ của học sinh tốt nghiệp từ các trường danh tiếng, ít nhất cũng không có sự phân biệt đối xử trong chế độ tuyển dụng công nhân kĩ thuật. Bởi vậy, các bạn trẻ không cần thiết phải học trường đại học tốt mới có thể tìm được một công việc tốt, đạt được thu nhập cũng khá tốt, đây chính là căn nguyên của nền giáo dục ngành nghề tốt nhất nước Đức.
Một bộ phận học sinh khác lại có khả năng học những trường danh tiếng sẽ bước thêm 1 bước để nghiên cứu nâng cao. Thế nhưng có thể vào học đại học lại không có nghĩa là ai cũng đều có thể thuận lợi lấy được văn bằng đại học, tại Đức sử dụng bằng giả là tuyệt đối không được phép, bạn chỉ có thể trung thực mà nỗ lực phấn đấu để tốt nghiệp. Các trường đại học Đức cũng không sử dụng giáo trình thống nhất.
Các giáo viên trong trường đại học sẽ công bố trong tiết học đầu tiên lúc mới khai giảng cho học sinh rất nhiều sách tham khảo, nội dung thi cuối kì cho đến việc dạy học dạy những gì… đó chính là quyền lực và sự tự do của việc giảng dạy, giảng dạy chỉ cần dựa theo bối cảnh chuyên ngành của bản thân và nghiêm túc thực hiện là được. Nếu như bạn không nghiêm túc đọc hết những cuốn sách tham khảo kia thì quả thực khó lòng mà hoàn thành được bài thi, tuyệt đối đừng chỉ trông mong vào đề cương ôn tập trước lúc thi.
Giáo viên ngoài việc nói cho học sinh những cuốn sách tham khảo, còn dạy học sinh cách học tập và suy nghĩ độc lập, tự mình suy nghĩ độc lập chính là con đường quan trọng để đạt được kiến thức. Dân tộc Đức nổi tiếng với sự hợp lý, thực dụng , và lô-gic mạnh mẽ, tôi cho rằng cũng là do nền giáo dục như thế này bồi dưỡng mà ra.
Nguồn tạp chí nước ngoài,
Phan Tiến biên dịch.
Gửi phản hồi