Gạo nếp
Tên gọi khác: gạo nếp còn có tên gọi khác là gạo sáp, tên khoa học là Oryza sativa var. glutinosa hay Oryza glutinosa. Trong đông y, nó được sử dụng để chữa trị cơ thể suy nhược, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm dạ dày, tá tràng… Trong loại gạo này không chứa gluten tiêu hóa (không có glutenin và gliadin), vì vậy an toàn cho chế độ ăn không có gluten. Điểm phân biệt loại gạo này với các loại gạo khác là nó không chứa amyloza hoặc chứa không đáng kể, ngược lại chứa hàm lượng amylopectin rất cao. Chính amylopectin tạo ra tính chất dính của gạo.
Tính vị: vị ngọt, đắng; tính ấm. Người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… không nên dùng hoặc hạn chế sử dụng.
Công hiệu dưỡng sinh: trong gạo có chứa protein, chất béo, đường, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, và rất nhiều chất dinh dưỡng khác; tác dụng bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, đại tràng.
Phương pháp lựa chọn: chọn gạo màu trắng, hạt to đều, có mùi thơm, không lẫn tạp chất.
Kết hợp và cấm kỵ:
- Gạo nếp + hạt sen √ Hòa vị ích khí, bổ tỳ dưỡng phế, làm chắc răng và xương.
- Gạo nếp + vừng đen √ Bổ tỳ vị, ích gan thận.
- Gạo nếp + lòng trắng trứng sống ⊗ Làm giảm giá trị dinh dưỡng của gạo nếp
- Gạo nếp + táo lê ⊗ dễ dẫn đến đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Món ăn dưỡng sinh:
Cháo gạo nếp hạt sen
Nguyên liệu: gạo nếp 100 grams, hạt sen 30 grams
Cách làm: hạt sen loại bỏ tâm sen, cho cùng với gạo đun thành cháo. Mỗi ngày ăn vào sáng và tối.
Công hiệu: Hòa vị ích khí, bổ tỳ dưỡng phế, làm chắc răng và xương. Bồi bổ cơ thể suy nhược cho người mới ốm dậy.
Xem thêm:
Tổng hợp giấm và cách làm các loại giấm
Lối sống và triết lý cuộc sống
Gửi phản hồi