Cuộc đời có cho có nhận! Đừng giữ hết những gì mình có!
Cho đi chính là nhận lại, đây chính là quy luật của cuộc đời. Những kẻ chỉ biết giữ khư khư những gì mình có mà chẳng cho đi sẽ chẳng bao giờ giữ được hạnh phúc lâu bền. Bởi hạnh phúc chính là sự chia sẻ những gì mình có với bạn bè, với người thân, với đồng loại thậm chí vĩ đại hơn là sự chia sẻ với đại tự nhiên. Sự chia sẻ giúp tâm hồn ta nhẹ nhàng và thanh thản, đó chính là một loại thành quả, một báu vật mà những kẻ ích kỷ vĩnh viễn không bao giờ có được.
Tại vùng nông thôn Isarael, mỗi khi các loại hoa màu đến lúc chín, các cây trồng ven đường ở bốn góc ruộng đều lưu lại một phần không thu hoạch.
Họ cho rằng các vị thần đã ban cho dân tộc Do Thái từng trải qua bao khó khăn hoạn nạn một cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay. Họ vì tỏ lòng biết ơn nên dùng cách lưu giữ lại hoa màu trên bốn góc ruộng để báo đáp cho những gì mình được sở hữu hiện tại. Vừa báo đáp được các vị thần vừa còn có thể để lại cho những người nghèo khó không có cơm ăn khi đi ngang qua lấy đi một cách thuận tiện. Hoa màu do tự mình trồng, để lại một chút cho người khác thu hoạch, đối với điều này họ cho rằng chia sẻ chính là một dạng cảm ơn, chia sẻ cũng là một đức tính tốt đẹp.
Không chỉ Isarael, ở vùng nông thôn miền bắc Hàn Quốc cạnh đường quốc lộ có rất nhiều vườn hồng. Vào mùa thu, nơi đây chỗ nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh người nông dân bận rộn thu hái quả hồng, thế nhưng việc thu hái kết thúc, vẫn còn có một số quả hồng cho dù đã chin mọng cũng không bị hái xuống. Số quả hồng còn để lại trên cây này trở thành một phong cảnh rất đặc thù. Một số du khách khi đi qua nơi này đều nói rằng số hồng này vừa chin vừa đỏ, không hái xuống há không đáng tiếc sao.
Thế nhưng những người nông dân địa phương lại nói rằng, bất kể là cây hồng có quyến rũ thế nào cũng không thể hái xuống bởi vì đây là để dành cho chim hỉ tước đến ăn. Điều gì đã khiến cho người dân nơi đây có một thói quen như vậy?
Thì ra nơi này vốn là nơi nghỉ chân của chim hỉ thước, mỗi lần đến mùa đông, chim hỉ thước đều ở trên cây làm tổ sống qua mùa đông. Có một năm mùa đông lạnh giá vô cùng, tuyết rơi rất lớn, có vài trăm chú chim hỉ thước không tìm được thức ăn, chỉ trong một đêm đều bị đông cứng mà chết. Đến mùa xuân năm sau, cây hồng đâm chồi nảy lộc, bắt đầu nở hoa kết trái. Thế nhưng lúc này, một loại sâu róm không rõ nguồn gốc đột nhiên xuất hiện tràn lan. Vụ hồng năm đó gần như mất trắng.
Kể từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu là lúc thu hoạch hồng, người ta đều lưu giữ một chút quả ở trên cây để làm thức ăn cho chim hỉ thước sống qua mùa đông. Những quả hồng còn lưu giữ trên cây đã hấp dẫn rất nhiều chim hỉ thước đến đây đông cư. Hỉ thước dường như cũng biết cảm ơn, tới mùa xuân cũng không bay đi, cả ngày bận rộn bắt những chú sâu trùng trên cây, từ đó mà giữ được một năm hồng bội thu.
Vào mùa thu hoạch hồng, đừng quên để lại một chút quả hồng trên cây. Bởi vì để lại cơ hội cho người khác, thường cũng chính là để lại sinh kế và hi vọng cho chính mình. Mọi thứ trong thế giới tự nhiên đều là dựa vào nhau mà tồn tại, một thứ tươi tốt mọi thứ tốt tươi, một bên tổn hại tất cả cũng đều tổn hại.
Để dành chia sẻ cũng là một loại niềm vui. Bởi vì để dành chia sẻ không những không phải là mất đi hoàn toàn mà còn là một dạng thu hoạch cao thượng. Để dành chia sẻ cũng chính là một điều hạnh phúc, bởi vì để dành chia sẻ có thể làm cho tâm hồn bạn đẹp đẽ. Hãy nhớ giữ lại chút quả hồng trên cây nhé! Đó là một con đường trong nhân gian có phong cảnh đẹp nhất đấy.
Nguồn nước ngoài,
Phan Tiến biên dịch.
>>>Cho đi đừng mong nhận lại hạnh phúc sẽ tìm đến bạn.
[…] trên bốn góc ruộng để báo đáp cho những gì mình được sở hữu hiện tại. Vừa báo đáp được các vị thần vừa còn có thể để lại cho những người […]