Chùa Hương: thánh địa Phật giáo Việt Nam.
Trong địa phận huyện Mỹ Đức cách khu nội thành thủ đô Hà Nội chừng 50km có núi Hương Tích là thánh địa Phật giáo nổi tiếng Việt Nam, tại đây phân bố tới hàng chục ngôi chùa lớn nhỏ và được gọi chung là Chùa Hương.
Tương truyền rằng Chùa Hương là ngọn núi thiêng mảnh đất lành từng xuất hiện công chúa Diệu Thiện hóa thân của Bồ tát Quan Âm. Công chúa từng tu hành tại đây suốt 9 năm ròng, sau ngày thành Phật thì phổ độ chúng sinh. Để kỷ niệm công đức của công chúa Diệu Thiện mà hàng năm vào độ tiết trời hồi xuân ấm áp một số đông các tín đồ Phật giáo cùng với các văn nhân mặc khách từ thập phương đổ về lên chùa lễ Phật, đến nay thì tập tục truyền thống này đã có lịch sử chừng vài thế kỷ.
Đến với Chùa Hương người ta sẽ đích thân cảm thụ được thứ sắc thái văn hóa tôn giáo. Nơi đây Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Giáo Mẫu địa phương hòa hợp với nhau một cách hài hòa. Chùa Thiên Trù, chùa Hương Tích, chùa Tiên, chùa Thiên, chùa Phật Tích, Ngũ Nhạc Linh Tự, hang Tuyết Quỳnh, chùa Chuộc tội v.v… đều mang sắc thái tôn giáo nồng đượm.
Chùa Hương Tích bởi do nằm ngay trong hang Hương Tích mà còn được gọi là “Ngôi chùa trong hang”. Hang Hương Tích từng được vua Lê Thánh Tông ví là “Nam thiên đệ nhất động”; tương truyền rằng Phật và nhiều vị La Hán đã từng tu đạo tại đây vì vậy mà được gọi là “Hương Tích”. Trong cái hang có đường kính chừng 50m này phân bố nhiều đá thạch nhũ, giữa hang có pho tượng khắc đá của Phật bà Quan Âm cùng với những dòng chữ như “Thượng Thiên chi lộ” (Con đường lên trời) và “Hạ Mịch chi lộ” (Đường xuống âm ty).

Chùa Chuộc tội là ngôi chùa đầu tiên cần phải đến lễ đối với những tín đồ đến lễ Phật tại chùa Hương. Chùa Chuộc tội theo đúng nghĩa của nó là nơi để người ta đến để sám hối những tội lỗi của mình. Người ta tin rằng nhịn ăn tại chùa Chuộc tội là hành động công đức, không những có thể làm trong sạch linh hồn mà còn có thể gột bỏ bệnh tật, đem lại phúc lành và con cháu, có thể nói là hết sức linh thiêng, cầu gì được nấy.
Là mảnh đất thiêng Phật giáo nổi tiếng tại Việt Nam, Chùa Hương với nét văn hóa độc đáo về tôn giáo đã thu hút vô số các hương khách kéo về làm lễ. Hàng năm tại đây đều tổ chức hội Chùa Hương thu hút một số đông khách thập phương kéo về. Hội Chùa Hương bắt đầu từ mồng 6 tháng giêng hàng năm và kéo dài tới 3 tháng, là lễ hội thời gian dài nhất, số người tham gia đông nhất và quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Hàng năm có tới hàng triệu lượt du khách đổ về cảm nhận bầu không khí lễ chùa náo nhiệt nơi đây.
Dưới chân núi Hương Sơn có dòng sông nhỏ nước trong xanh văn vắt êm đềm chảy qua. Hai bên bờ sông là những triền núi nhấp nhô, cảnh sắc đẹp tựa tranh họa đồ. Hàng trăm chiếc ghe thuyền nhỏ chở theo du khách kéo về lễ chùa. Du khách leo lên trên đỉnh núi hoặc đến với những hang động có chùa triền để thắp hương lễ Phật. Trên đường không ít người còn rì rầm cầu nguyện với những gì mà mình mong muốn, nào là cầu lộc cầu tài, cầu cho êm thấm chuyện hôn nhân, chúc nguyện sức khỏe, chuyện học hành thành đạt v.v… Trên những vách đá người ta còn đọc được những câu thơ của các đế vương hay các nhà thơ nổi tiếng ngợi ca cảnh sắc Hương Sơn đã lưu lại từ vài thế kỷ trước.

Chùa Thiên Trù có lịch sử đã trên 300 năm, và các hoạt động chủ yếu trong lễ hội Chùa Hương đều được tổ chức tại đây. Cũng như những nơi khác tại Việt Nam, trước khi tổ chức lễ khai mạc miếu hội người thường tổ chức lễ viếng giỗ long trọng, thắp hương kính viếng các thần linh và các vị anh hùng được cung phụng trong Chùa, người chủ trì đọc lời viếng, cầu nguyện thần linh phù hộ cho nhân dân yên lành đất nước thái bình, mưa thuận gió hòa. Sau khi lễ giỗ thiêng liêng long trọng kết thúc mới bắt đầu bước sang khâu “Hội”. Hội thì nhấn mạnh tính chất giải trí vui chơi thư giãn. Mọi người thường vây quanh thưởng thức những tiết mục biểu diễn dân gian đặc sắc và cũng có thể trực tiếp đi vào các trò chơi tương tác cảm nhận cái đặc sắc trong tập tục dân gian địa phương và cũng là để cùng chào mừng một năm mới đã về. Quãng thời gian từ rằm tháng giêng tới 18 tháng 2 âm lịch là lễ hội Chùa Hương bước vào cao trào, đây cũng là thời điểm đông vui náo nhiệt hơn nhất trong cả hoạt động lễ hội chùa Hương.

Chùa Hương thờ Quan Âm Bồ tát, trong tiềm thức của nhiều người Việt thì tour du lịch chùa Hương cũng là một chuyến đi lễ Phật. Chùa Hương mang sức cuốn hút to lớn, không những có thể thỏa mãn nhu cầu về cầu nguyện cho những nguyện vọng tốt đẹp, để cho mọi người hướng tới cái thiện mà còn điềm nhắc nhở cho con Rồng cháu Tiên tìm về cội nguồn, gìn giữ truyền thống văn hóa bản sắc của dân tộc.
Theo Tạp Chí Hoa Sen.
>>>Thăm khu thành cổ Thăng Long Hà Nội.
thuê xe 7 chỗ đi chùa hương tại: http://thuexeuytin.com/thue-xe-o-to-di-chua-huong-le-bai-ngam-canh-tai-ha-noi/