Công dụng dưỡng sinh của trái lê: dưỡng phổi, thanh nhiệt, giải độc.
Mùa thu khô ráo với từng đợt gió thu tràn về. Vào thời điểm này nhiều người thường hay xuất hiện triệu chứng cổ họng khô rát, ngứa ngáy và tiếng khàn. Theo quan điểm dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe thì chúng ta đã bắt đầu bước vào mùa cần phải dưỡng phổi nhuận phế. Và vào mùa thu thì lê là loại cây trái rất thích hợp.
Trái lê vị cam tính hàn có tác dụng cầm ho, chi âm thanh nhiệt, dưỡng phổi nhuận phế. Cuốn “Bản thảo cương mục” thời cổ cho rằng, lê có vai trò làm thuốc trị phong nhiệt, nhuận phổi, thanh tâm, khử đờm, giáng hỏa, giải độc.
Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh rằng, trái lê có thể nhuận phổi, trị ho hóa đờm, dưỡng huyết sinh cơ. Chính vì thế mà đối với những người viêm phế quản hoặc viêm nhiễm đường hô hấp xuất hiện các triệu chứng khô rát cổ họng,
khàn tiếng, đờm đặc, táo bón v.v… thì lê đều có công hiệu rất tốt. Vậy thì ăn lê như thế nào mới có thể nhuận phổi. Bên cạnh việc ăn tươi ra còn có thể hấp, nấu chè gừng đều thu được công hiệu tốt. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Chưng hấp trái lê.
Lê được hấp chín trộn với xuyên bối mẫu và đường phèn, là cách thức tẩm bổ truyền thống. Cách làm cũng khá đơn giản, trước hết bổ ngang trái lê theo tỉ lệ 1/3, khoét bỏ phần ruột, phần thịt thì thái xắt hạt lựu, Công dụng dưỡng sinh của trái lê
dùng khoảng 3g bột Xuyên bối mẫu cho thêm chút ít đường phèn rồi cho lê vào nồi hấp cách thủy bằng độ lửa to chừng 45 phút rồi lấy ra ăn trực tiếp.
Cách thức chế biến này không những có công hiệu nhuận phổi mà còn có thể cầm ho tiêu đờm. Trường hợp cổ họng có cảm giác khô khốc khó chịu thì bạn chưa vội dùng thuốc mà trước hết hãy thử bằng cách này xem sao.
Ép nước lê cùng với lười ươi.
Quả lười ươi là vị thuốc thường dùng có tác dụng hóa đờm điều trị chứng khô cổ họng, khi sử dụng hỗn hợp với trái lê sẽ phát huy công hiệu càng rõ rệt. Trái lê ép nước thêm vào trái lười ươi, xác ve và chút ít đường phèn, đun nấu qua là có thể dùng để uống.
Trái lười ươi và lê ép nước rất thích hợp dùng để điều trị các triệu chứng nóng nhiệt, viêm rát cổ họng, có công hiệu làm nhuận cổ họng bổ sung tân dịch. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Trái lê và chanh ép nước.
Chuẩn bị sẵn nửa quả chanh cùng 2 quả lê, rửa sạch gọt bỏ vỏ thêm vào chút ít mật ong rồi lần lượt cho vào máy ép nước, sau 2 phút là đã có được tách sinh tố lê chanh. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Trái lê và dưa chuột ép nước.
Dưa chuột mang hàm lượng vitamin C phong phú, mang công hiệu thanh nhiệt giải độc. Ta chuẩn bị sẵn 1 trái dưa chuột, 1 quả lê cùng chút ít nước chanh chắt và mật ong. Dưa chuột và lê gọt vỏ thái thành miếng rồi cho vào máy ép nước.
Một cốc nước trái cây như vậy bao gồm dưa chuột, lê, chanh có công hiệu rõ rệt về mặt thanh nhiệt hạ hỏa, nhuận phổi cầm ho. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Chè trái lê trần bì.
Nhiều khi cơ thể bị nhiệt dẫn đến các triệu chứng ho, ít đờm. Nhằm vào triệu chứng này có thể dùng trần bì nấu với trái lê thành thứ chè mang công hiệu thanh trừ nội nhiệt, cầm ho hóa đờm. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Chè trái lê nấu ô mai.
Khi tiết trời khô hanh rất dễ xuất hiện triệu chứng ho và miệng khô. Trong trường hợp này ta có thể dùng ô mai nấu với trái lê sẽ thu được hiệu quả rất tốt. Chuẩn bị sẵn ô mai 10g, cam thảo 10g, cho vào nấu với trái lê thành thứ chè để uống.
Chè trái lê nấu ô mai vị cam ngọt rất thích hợp cho các cháu nhỏ uống. Lúc thường cũng có thể dùng món chè này để điều trị các triệu chứng khô rát khoang miệng, mũi và cổ họng hoặc lớp biểu bì ngoài da bị khô hanh sần sùi. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Chè trái lê nấu với gừng và hành.
Triệu chứng khô hanh nhiều khi không hẳn là do nội nhiệt mà cũng có thể do hanh lạnh gây nên. Khi xuất hiện hanh lạnh thường kèm theo các triệu chứng như cổ họng khô rát, chảy nước mũi. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Ta có thể đối phó với những triệu chứng này bằng cách khi nấu chè lê thêm vào 2-3 lát gừng, và 5-6 khúc hành cây, cùng nấu chừng 5-6 phút, sau đó ăn chè cùng với lê đã nấu, mỗi ngày 1-2 lần.
Gừng và hành có công hiệu khử hàn, khi nấu chung với trái lê thì sẽ mang công hiệu khử hanh lạnh. Công dụng dưỡng sinh của trái lê
Điều đáng chú ý là, không nên ăn lê khi đói bụng. Bởi vì trái lê mang tính hàn, và khi đói thì phần dạ dày ở trong trạng thái “hư”, Công dụng dưỡng sinh của trái lê
lúc này sử dụng các loại thực phẩm mang tính hàn thì rất dễ xuất hiện triệu chứng đi lỏng, thông thường ta nên ăn lê vào thời điểm nửa giờ đồng hồ sau bữa cơm là tốt nhất.
Theo Tạp Chí Hoa Sen.
Xem thêm:
Công dụng dưỡng sinh của trái chanh và cách pha chế
Nóng giận là lửa vô minh, lửa vô minh thì thiêu hủy rừng công đức